5 LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
Ở trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn còn non yếu kèm theo môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi làm cho trẻ càng dễ mắc bệnh hơn. Sau đây Bs.Ck2 Nguyễn Thị Thanh của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui sẽ chia sẻ 5 bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ
Viêm mũi họng
Là tình trạng viêm đường hô hấp trên gây ra các triệu chứng tại mũi và hầu họng như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, khô họng, ho…Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập khi sức đề kháng yếu, tấn công và gây bệnh.
+ Viêm mũi họng do virus thường được gọi là nhiễm siêu vi, không cần điều trị bằng kháng sinh và tự hết sau 5-7 ngày.
+ Viêm mũi họng do vi khuẩn : họng đỏ, có khi sung huyết, có thể kèm mũi xanh, cần điều trị kháng sinh với liều thích hợp, kết hợp với thuốc ho, tan đờm, thuốc chống sổ, nghẹt mũi ( tùy vào triệu chứng). Phác đồ kháng sinh phải theo chỉ định bác sĩ, thông thường từ 5-7 ngày .
Bác sĩ Thanh phòng khám Nhi Bé Khỏe Mẹ Vui
Viêm phế quản
Là giai đoạn sau của viêm mũi họng, dịch tiết từ mũi họng xuống các nang phế quản và phổi làm cho trẻ bị ho đờm nhiều, ho kéo dài, khò khè, khó thở, thường kèm sốt nhẹ hoặc cao trên 39 độ. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi nặng hơn có thể hôn mê.
Ngoài ra, trẻ có thói quen tắm lâu, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày, hít phải nhiều khói bụi, khói thuốc cũng làm dễ mắc viêm phế quản hơn.
Dị ứng
Dị ứng là loại bệnh phức tạp có thể biểu hiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể qua các hệ cơ quan
Da: chàm, mề đay…
Hô hấp: hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Tiêu hóa: tiêu phân nhà máu, tiêu chảy, táo bón…
Viêm kết mạc mắt, chậm lên cân.
Trẻ cần được đưa đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng như: ban nổi trên da, ngứa ngáy, thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi, hắt xì, khò khè khó thở, tiêu phân lỏng, nhày nhớt, ngứa mắt, đỏ mắt….để được chuẩn đoán, theo dõi và can thiệp sớm, tránh để lâu làm cho bệnh kéo dài khó điều trị.
Chàm da ở trẻ nhỏ
Viêm dạ dày ruột cấp
Nguyên nhân : virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa làm viêm do thức ăn không sạch hoặc trẻ hay có thói quen ngậm đồ chơi, cho tay vào miệng, gây ra những triệu chứng đặc trưng như: tiêu chảy, đau bụng, nôn ói…
Bác sĩ sẽ cho thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhưng điều ba mẹ cần lưu ý là bù đủ nước cho bé bằng nước điện giải oresol.Có thể chăm sóc bé tại nhà và khỏi trong vài ngày, nhưng nếu tình trạng không giảm cần phải tái khám lại ngay hoặc đưa vào viện.
Táo bón
80% hệ thống miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột vì vậy việc trẻ bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Có nhiều nguyên nhân thường xuyên dẫn đến tình trạng này : không uống đủ nước, thói quen sinh hoạt, không bổ sung đầy đủ chất xơ, do tâm lý, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chế biến sẵn hoặc do loại sữa bé đang sử dụng.
>Giải pháp
Uống đủ nước mỗi ngày.
– Thực phẩm hằng ngày đa đạng các nhóm, nhất là cần rau xanh, củ quả, nếu bé không biết hoặc không chịu ăn, có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng
– Tập thói quen đi cầu hằng ngày đúng giờ
– Tăng cường vận động, xoa bụng cho bé
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chế biến sẵn.
Bên trên là nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh mà trẻ dễ mắc phải, ba mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm tại bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm cho bé nhé.