Bỏng ở trẻ em và các bước sơ cấp cứu

Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da, mô dưới da hoặc cơ quan khác do nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa)
Bỏng ở trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao từ 40 – 60%. Lứa tuổi hay bị bỏng là từ 1 – 6 tuổi. Trẻ nhỏ dưới 02 tuổi có diện tích vết thương bỏng của từng phần khác với trẻ em lớn hơn. Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn.Cùng nhau đọc bài viết của bác sĩ Dy Lưu, khoa Bỏng- Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ bên dưới nhé

Bỏng được chia thành 4 độ:
Độ 1: Viêm đỏ da
Độ 2: Tổn thương lớp thượng bì và trung bì ( bóng nước)
Độ 3: Tổn thương hết các lớp của da
Độ 4: Tổn thương các lớp sâu: mỡ, cơ…
Khi bé bị bỏng cần được sơ cứu ngay bằng cách làm mát, Việc áp dụng nước lạnh vào vết thương được nghiên cứu là có nhiều lợi ích bao gồm giảm đau, giảm tổn thương tế bào, cải thiện vết thương và giảm hình thành sẹo.


Những bước sơ cấp cứu bỏng trẻ em
Bước 1:
Loại bỏ tất cả nguồn gây ra nhiệt kể cả quần áo, trang sức… Dập tắt lửa nếu bỏng do lửa. Tắt nguồn điện nếu bỏng do điện. Loại bỏ chất gây cháy và tưới nước vào. Chú ý khi trẻ bị bỏng chỗ quần áo che thì cần cắt bỏ quần áo chứ không cố gắng cởi quần áo ra vì có thể làm tăng diện tích bỏng.
Bước 2 :
Làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Không dùng đá lạnh, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương hoặc nhiễm trùng. Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau nếu cần.
Bước 3:
Sử dụng băng vết thương, quần áo sạch che phủ tạm thời vết thương. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế.


Điều trị bỏng ở trẻ em:
Với những trường hợp bỏng nhẹ: bỏng độ 1 hoặc độ 2 dưới 10% diện tích cơ thể
Bé sẽ được điều trị bằng kháng sinh đường uống, giảm đau, thoa da vùng bỏng bằng biafine hoặc sulfadiazine bạc 1%
Với những trường họp bỏng nặng: bé cần được nhập viện bù dịch và kháng sinh tĩnh mạch, theo dõi sát.

Khi bé bị bỏng sau sơ cứu ba mẹ cần cho bé đến cơ sở gần nhất để bác sĩ đánh giá độ bỏng và cho thuốc phù hợp, không tự ý điều trị tại nhà có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến sốc và tử vong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image