Nguyên nhân, dấu hiệu gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Một bài viết hay về chậm phát triển trí tuệ mà phòng khám sưu tầm được để chia sẻ với phụ huynh giúp hiểu rõ hơn về bệnh này để phát hiện, can thiệp sớm khi con có những dấu hiệu nghi ngờ ba mẹ nhé
1.Chậm phát  triển trí tuệ là gì?
Chậm phát  triển trí tuệ còn được gọi là chậm phát triển tâm thần hay thiểu năng trí tuệ, đây là một dạng khiêm khuyết  đặc trưng bởi trí tuệ hay khả năng tinh thần dưới mức trung bình và thiếu những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Người bị chậm phát triển trí tuệ có thể học các kỹ năng mới, nhưng chậm. Chậm phát triển trí tuệ chia theo các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng .
Người bị chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế trong hai lĩnh vực:
    1. Hoạt động trí tuệ hay còn được gọi là chỉ số IQ là khả năng học hỏi, tính logic, ra quyết định và giải quyết vấn đề.
   2. Hành vi thích nghi là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày , chẳng hạn như khả năng giao tiếp, khả năng tương tác với người khác và khả năng tự lập.
Chỉ số IQ (chỉ số thông minh) được đo bằng một bài kiểm tra IQ . Chỉ số IQ trung bình là 100. Một người được coi là chậm phát triển trí tuệ nếu người đó có chỉ số IQ thấp hơn 70-75 .
Để đo lường hành vi thích nghi của một đứa trẻ , một chuyên gia sẽ theo dõi những kỹ năng của trẻ và so sánh chúng với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi . Những kỹ năng được quan sát như cách trẻ tự lập trong việc ăn mặc của bản thân; cách trẻ giao tiếp và hiểu người khác và cách trẻ tương tác với gia đình , bạn bè và những trẻ cùng tuổi khác.
Chậm phát triển trí tuệ được cho là ảnh hưởng đến khoảng 1 % dân số . Trong số những người bị ảnh hưởng, 85% bị chậm phát triển trí tuệ nhẹ. Điều này có nghĩa họ chỉ là một chút chậm hơn so với mức trung bình trong việc tiếp nhận những thông tin hoặc kỹ năng mới. Với những can thiệp đúng, hầu hết trẻ chậm phát triển mức độ nhẹ sẽ có thể sống độc lập khi trưởng thành.
Các dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Dấu hiệu có thể xuất hiện trong giai đoạn sớm sau sinh (từ vài tuần tuổi) nhưng cũng có thể những dấu hiệu phát hiện sớm có thể không được chú ý cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Một số dấu hiệu phổ biến nhất của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là:
• Chậm vận động tinh thô như chậm biết lật, chậm biết ngồi, trốn bò hoặc chậm biết đi, khả năng cầm nắm kém
• Chậm nói hay khó khăn trong giao tiếp với người khác
• Chậm một số kỷ năng tự lập như tự ngồi bô, tự mặc quần áo và tự ăn uống
• Khó khăn ghi nhớ những điều mới
• Không có khả năng kết nối hành động với hậu quả
• Có các vấn đề hành vi như dể giận dữ hoặc dể kích động, tự xâm hại, hành động lặp đi lặp lại
• Khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hay khả năng tư duy logic hạn chế
Ở trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ nặng hoặc trầm trọng có thể có các vấn đề sức khỏe khác kèm theo như co giật, rối loạn tâm thần, khuyết tật vận động , các vấn đề thị giác hoặc thính giác.
2.Nguyên nhân gây thiểu năng trí tuệ ?
Một phần ba trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Các trường hợp khác có thể do nhiều yếu tố tác động. Có nhiều y‎ kiến cho rằng bất cứ khi nào có sự cản trở trong phát triển bình thường có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ
Những nguyên nhân phổ biến nhất của thiểu năng trí tuệ là:
Những bệnh l‎‎‎í về nhiễm sắc thể, ví dụ như rối loạn NST X, Hội chứng DOWN, Rett,…
Biến động thai kỳ như lạm dụng rượu hoặc ma túy trong thai kỳ, suy dinh dưỡng bào thai, lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ mẹ qua đường máu như rubella, giang mai; mẹ bị tiền sản giật, hoặc trong quá trình mang thai mẹ sử dụng những thuốc điều trị bệnh như động kinh
Vấn đề trong khi sinh: trẻ bị sinh non thiếu tháng hoặc sinh ngạt, bị tổn thương não sau sinh.
Bệnh tật hoặc chấn thương: nhiễm trùng như viêm màng não, ho gà, sởi có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ. Chấn thương đầu , bị đuối nước, suy dinh dưỡng nặng, tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân cũng được ghi nhận là những nguyên nhân phổ biến.
Ngoài ra, môi trường xã hội cũng là một yếu tố lớn gây ra CPTTT như: trẻ không được chăm sóc đầy đủ về mặt y tế và thể chất (thiếu dinh dưỡng, không được tiêm phòng đầy đủ), thiếu thốn về mặt tâm lý – xã hội (thiếu kích thích, bị bỏ bê hoặc lạm dụng). việc quá bảo bọc có thể làm hạn chế khả năng học hỏi và khám phá của trẻ dẫn đến việc trẻ chậm chạp, nhận thức kém hơn trẻ cùng tuổi.3.Phụ huynh làm gì khi khi nghi ngờ con mình chậm phát triển?

Hãy thận trong theo dõi sự phát triển của con. Tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể giúp trẻ tiến bộ hơn. Nên liên hệ với cô giáo ở trường để được hổ trợ thêm và có thêm thông tin về các kỹ năng của trẻ ở trường. Chờ đợi con phát triển không phải là điều nên làm, khi thấy con có bất kỳ biểu hiện nào bất ổn về phát triển nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên viên tâm lý càng sơm càng tốt. Can thiệp sớm có thể giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image