❌❌10 BÍ QUYẾT KỶ LUẬT CON KHÔNG CẦN DÙNG ĐÒN ROI 

Dạy con cách cư xử là một trong những việc mà các cha mẹ thường hay “đau đầu” nhất.
Đó là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và thấu hiểu.
Nếu không, các cha mẹ sẽ dễ dàng nổi nóng, mất kiểm soát cơn giận, hoặc lo sợ rằng “chiều quá hóa hư” mà sử dụng đòn roi với con.
.
10 bí quyết sau đây sẽ giúp các cha mẹ uốn nắn con một cách tích cực, không dùng đòn roi nhưng cũng không mất đi tính nghiêm túc.
– – – – – –
✅1. Trở thành tấm gương tốt cho con
Con trẻ sẽ chủ yếu học theo hành động và thái độ của cha mẹ, chứ không phải chỉ học theo lời cha mẹ khuyên răn.
Vì thế, cha mẹ cần thay đổi lời nói/ hành động/ biểu hiện cảm xúc một cách bình tĩnh, để trở thành hình mẫu cho con trẻ học theo. Cha mẹ muốn con có những hành động/ cách ứng xử như thế nào thì hãy thường xuyên thực hiện các hành động đó trước mặt con.
✅2.  Đặt ra giới hạn
Cha mẹ cần đặt ra những quy tắc rõ ràng dành cho con. Và giải thích những quy tắc này bằng ví dụ/ từ ngữ dễ hiểu với lứa tuổi của con.
Hãy tránh trường hợp thiếu nhất quán: có khi du di dễ dãi, có khi lại quá nghiêm khắc. Điều này sẽ khiến những quy tắc đề ra mất tính hiệu quả. Hãy nhớ luôn giữ sự thống nhất với những gì đã cam kết với con nhé!
✅3.  Nói cho con biết về hậu quả
Cha mẹ nên giải thích một cách bình tĩnh và cứng rắn về hậu quả cho con nếu con không ứng xử phù hợp.
Ví dụ: nếu con không cất đồ chơi đúng chỗ, cha mẹ sẽ mang chúng đi và con sẽ không được chơi tiếp nữa.
Nên nhớ rằng cha mẹ không nên nhượng bộ, và cũng không nên chỉ dọa trẻ trong vài phút. Nhưng cũng không nên phạt con bằng cách tịch thu/ lấy đi những thứ mà con thực sự cần, ví dụ như không cho con ăn cơm…
Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
✅4. Lắng nghe con trẻ
Lắng nghe là một điều hết sức quan trọng. Hãy để con được kể câu chuyện của mình trước, rồi sau đó mới giúp con giải quyết vấn đề. Cha mẹ cần chú ý đến những hành vi cần uốn nắn trong câu chuyện của con, ví dụ như tính đố kỵ/ tính tham/ tính bạo lực… Khi lắng nghe, cha mẹ sẽ có cơ hội hiểu các tính này của con, và hãy trò chuyện cởi mở cùng con.
✅5.  Cho con thấy sự chú ý của cha mẹ
Tất cả trẻ em đều mong muốn sự chú ý của cha mẹ. Khi trẻ có hành vi tốt, hãy thể hiện rằng cha mẹ có chú ý tới việc làm tốt của con, và dành cho con sự khích lệ/ khen ngợi/ động viên. 🥰
✅6. Chú ý những khi con làm điều tốt
Trẻ con cần biết khi nào con làm đúng và khi nào con đã làm sai. Cha mẹ hãy giúp con nhận biết điều này thông qua lời nói.
Ví dụ như: “Wow, con cất đồ chơi đúng chỗ rồi, con giỏi quá!”, “Ồ, con vừa lau sạch vết nước mình làm đổ kìa, ba/mẹ tự hào quá!”
✅7. Biết khi nào không nên trả lời con
Miễn là con không làm những hành vi nguy hiểm, thì việc bỏ qua những “lỗi lầm chấp- nhận- được” của trẻ cũng là cách hiệu quả để dạy trẻ ngưng làm điều đó.
 Ví dụ, nếu con làm rơi bánh quy, con sẽ không còn bánh để ăn nữa. Hay nếu con ném và làm vỡ đồ chơi của mình, con sẽ không còn đồ chơi nữa. Không bao lâu bé sẽ học được cách gi
giữ gìn đồ chơi cẩn thận và không làm rơi bánh nữa.
Không cần cha mẹ phải giải thích quá nhiều, trẻ cũng có thể học được hậu quả của việc mình làm và ngưng không làm vậy nữa.
✅8. Chuẩn bị cho những rắc rối
Lập kế hoạch trước cho các tình huống mà con gặp khó khăn trong việc cư xử. Dạy cho con cách cư xử đúng khi gặp những tình huống đó trong tương lai.
✅9.  Chuyển hướng hành vi xấu
Đôi khi trẻ có hành vi sai trái là do trẻ cảm thấy nhàm chán hoặc không biết cách xử lý tốt hơn. Hãy cho con biết rằng có những cách tốt hơn để giải tỏa cơn nhàm chán, và có những cách xử lý tình huống tích cực hơn, không gây hại tới ai.
✅10. Đặt ra “Time- out” (thời gian chờ)
“Time out” có thể được áp dụng khi con phá vỡ một nguyên tắc nào đó mà đã cam kết trước với cha mẹ.
⌛️“Time out” là khi: con sẽ đi ra ngoài/ hoặc ngồi vào một chiếc ghế nào đó trong phòng, và không được tiếp tục tham gia hoạt động nữa trong một khoảng thời gian nhất định.
Cha mẹ nên đặt ra khoảng thời gian khoảng 1 phút để trẻ suy nghĩ về hành động của mình. Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể để trẻ tự quản thời gian và nói: “Hãy trở lại nếu con thấy ổn và đã kiểm soát được hành vi của mình”.
Trước đó, cha mẹ có thể cảnh báo cho con rằng nếu con không ngừng hành động này lại thì con sẽ có thời gian “ time out “ đó. Với hình thức này cha mẹ có thể dạy trẻ cách kiềm chế bản thân .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image