TIỂU DẦM TRẺ EM

Tiểu dầm là hiện tượng thường găp ở trẻ nhỏ, đa số lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp là bệnh lý mà ba mẹ không để ý bỏ sót làm cho tình trạng nặng phải điều trị kéo dài và phức tạp. Vậy để phân biệt ba mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của bs.ck2. Hoàng Ngọc Quý nguyên Trưởng khoa Thận Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 2 nhé

* Tiểu dầm trẻ em là gì ?
– Là hiện tượng nước tiểu tự thoát ra ngoài khi ngủ.

– Bệnh thường gặp và có thể tự khỏi.

– Đa số không có nguyên nhân bệnh lý, nên được gọi là “lành tính”.

** Lưu ý: để phân biệt với tiểu dầm trẻ em do các nguyên nhân bệnh lý khác gây ra, tức là “không lành tính” và không thuộc phạm vi đề cập của bài viết này, thì trẻ tiểu dầm lành tính có các đặc điểm sau:

– Khi thức (ban ngày): trẻ đi tiểu hoàn toàn bình thường, có kiểm soát.

– Không có hiện tượng tiểu rỉ, són tiểu, ướt quần khi thức.

– Tiểu dễ, không đau khi tiểu.

– Tiểu không bị ngắt quãng.

– Không sốt, không sụt cân…

– Trẻ ăn uống, phát triển bình thường

*** Tần suất: nếu thống kê tiểu dầm 》nhiều hơn 2 đêm/tuần thì có:
– 15% trẻ 5 tuổi (bị tiểu dầm)
– 5% trẻ 10 tuổi
– 2% trẻ 15 tuổi
– 0.5% người trưởng thành

*** TRẺ NÀO DỄ BỊ TIỂU DẦM?
– Yếu tố gia đình:
+ Có 15 % trẻ bị tiểu dầm nếu cha mẹ không bị tiểu dầm.
+ Có 40 % nếu có cha hoặc mẹ bị tiểu dầm.
+ Có 70 % nếu cả 2 cha và mẹ đều bị tiểu dầm khi còn trẻ.

– Chậm phát triển thần kinh (bại não), trẻ tăng động thiếu tập trung.

– Táo bón.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Khò khè do tắc đường thở.

– Stress: cha mẹ li dị

– Ăn uống: trà, cafe, chocolat, coke…

– Xâm hại tình dục.

*** TRẺ TIỂU DẦM CHA MẸ CẦN LÀM GÌ?
– Đưa trẻ tới khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thận nhi (Nhi Đồng 1, 2 và Nđ thành phố)

– Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu dầm, loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, dị dạng đường tiết niệu, nhiễm trùng tiểu…

– Làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân: Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng hệ thận niệu…

*** VÌ SAO PHẢI ĐIỀU TRỊ TIỂU DẦM TRẺ EM
Theo thống kê tại Pháp: 400.000 trẻ tiểu dầm từ 5- 10 tuổi, thì có:
– 42% từ chối ngủ chung với bạn
– 37% từ chối tham dự dã ngoại, trại hè
– 12% từ chối đi chơi chung với gia đình
– 2/3 xấu hổ vì tiểu dầm
– 36% thiếu tập trung ở lớp
– 30% mệt mỏi buổi sàng
– 77% muốn cho mẹ biết (tiểu dầm khi ngủ riêng)

*** VẬY KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ?

– Trẻ trên 5 tuổi, tiểu dầm trên 》2 lần/ tuần

– Ảnh hưởng tâm lý trẻ, thiếu tự tin

– Từ chối tham gia các sinh hoạt tập thể

– Gia đình quá lo lắng

* MỘT SỐ VẤN ĐỀ có liên quan, gây tiểu dầm ở trẻ em:

– Nhiễm trùng tiểu: trẻ tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu, rặn tiểu, tiểu máu…

– Táo bón nặng, kéo dài…

– Trẻ tăng động, thiếu tập trung

– Động kinh, bại não, chậm phát triển…

– Tâm lý: lo lắng, sợ…

– Coi phim kinh dị buổi tối…

– Uống trà, cafe, coca, chocolat… buổi tối

– Trời lạnh, nằm phòng máy lạnh…

– Ham chơi nín tiểu, uống nhiều nước buổi tối, trước ngủ…

– Uống sữa trước ngủ…

*** CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH TRẺ BỊ TIỂU DẦM ĐÊM:

– Ban ngày uống đủ nước (lúc đó trẻ sẽ uống ít nước buổi tối)

– Tránh táo bón

– Tập ngồi ghế bô, tập đi tiểu trước 18 tháng: trước khi ngủ, khi ngủ dậy…

– Tránh phạt trẻ khi trẻ bị tiểu dầm, sẽ làm cho trẻ lo lắng, căng thẳng… tiểu dầm sẽ nặng hơn

– Mặc quần thoáng, tránh mặc quần lót dầy, chật…

– Vệ sinh đường tiểu đúng cách, thoáng, tránh viêm nhiễm…

*** ĐIỀU TRỊ TIỂU DẦM KHI NGỦ:

1. PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

– Phương pháp BÁO THỨC: dùng 1 thiết bị có bộ phận nhạy cảm (sensor) đặt ở bên ngoài quần lót khi ngủ. Mỗi khi bé són tiểu thì bộ phận sensor sẽ cảm nhận, chuông reo và rung lên để báo thức cho bé biết dậy đi tiểu. Thiết bị này chưa thấy bán trên thị trường VN.

– Thay vào đó, do các bé tiểu dầm thường xảy ra vào một thời điểm nhất định sau ngủ, nên thay vì dùng thiết bị sensor, có thể dùng đồng hồ báo thức, cài dậy sớm hơn khoảng 30ph, đánh thức bé dậy đi tiểu.

– Phương pháp này chỉ áp dụng khi có người lớn hỗ trợ bé và tránh ngủ chung nhiều người gây mất ngủ cả nhà do báo thức.

– Cần kiên trì áp dụng nhiều tháng. Có hiệu quả sau 1- 2 tháng. Thất bại nếu sau 4 tháng vẫn không có kết quả.

2. Phương pháp dùng thuốc: thực hiện khi:

– Thất bại phương pháp Báo thức, hoặc do không có người hỗ trợ, cá nhân và gia đình mệt mỏi, căng thẳng chuyện bé tiểu dầm…

– Giúp trẻ tự tin giai đoạn đầu khi bắt đầu điều tri, khi đi sinh hoạt tập thể, du lịch gia đình…

– Thuốc: Đi khám BV có chuyên khoa Thận để tầm soát nguyên nhân tiểu dầm (nếu có), hướng dẫn và theo dõi tác dụng phụ của thuốc, KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG THUỐC…

– Thuốc Desmopressin (Minirin): có loại uống, ngậm dưới lưỡi (và dạng xịt). Uống trước ngủ 2 giờ. Hạn chế uống nước sau khi uống thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image