VIÊM NÃO NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ( Phần 2 )

Phần 2 là phần quan trọng của bệnh Viêm não Nhật Bản mà mọi người cần lưu ý và quan tâm. Bài viết dưới đây của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui đã thể hiện đầy đủ phần quan trọng này. Nào cùng nhau tìm hiểu nhé 👇👇👇

❌6/ Triệu chứng:

• Phần lớn người nhiễm virus viêm não Nhật Bản không có triệu chứng
• Dưới 1% người nhiễm Virus viêm não Nhật Bản có biểu hiện lâm sàng.
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:

• Giai đoạn khởi phát: khoảng 1- 6 ngày
sốt đột ngột kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

• Giai đoạn toàn phát:
Tiếp tục sốt cao 38oC – 40oC, kéo dài:

⇨ + Có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón)
⇨ + Biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, lơ mơ, có thể đi vào hôn mê)
⇨ + Biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng)
⇨ + Có thể kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
Diễn tiến sau đó:
Bệnh diễn tiến theo 3 khả năng:
Tử vong:
• Sốt cao liên tục , rối loạn chức năng sinh tồn.
• Chết trong tuần lễ đầu .
Hồi phục:
• Bệnh nhi được hồi phục gần như hoàn toàn . Nhưng cần phải theo dõi nhiều năm mới kết luận được hậu quả của bệnh
Di chứng:
• Sau một thời gian điều trị , bệnh nhi giảm sốt từ tuần thứ 2 , ra khỏi cơn hôn mê nhưng còn ngơ ngác, co giật nhẹ, mất ngôn ngữ, thay đổi về tác phong. Liệt các chi, tăng động, tăng trương lực cơ, có cơn vặn uốn người.
❌7/ Chẩn đoán bệnh VNNB:

Dựa vào các điều kiện sau đây:

• Dịch tễ
• Lâm sàng: Sốt cao, co giật, hôn mê
• Cận lâm sàng: Dịch não tủy, công thức máu và MAC-ELISA (kĩ thuật xét nghiệm hiệu quả nhất để chẩn đoán Viêm não Nhật Bản hiện nay)

❌8/ Điều trị:

Là một cấp cứu nội khoa, chưa có điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị được sử dụng chủ yếu trên lâm sàng với mục đích nâng đỡ, cải thiện triệu chứng, tuân theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc:

• Hạ nhiệt tích cực
• Chống co giật
• Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp
• Chống phù não
• Chống sốc
• Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết
• Đảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng
• Điều trị nguyên nhân
• Phục hồi chức năng

❌9/ Phòng ngừa:

Việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản là việc làm quan trọng giúp giảm số lượng trẻ tử vong và tỷ lệ di chứng do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Một số biện pháp dự phòng mà mọi người dân có thể thực hiện được bao gồm:

• Diệt muỗi: Muỗi là vật trung gian truyền bệnh vì vậy muốn giảm tỷ lệ mắc bệnh cần diệt muỗi. Dọn dẹp các khu vực quanh kênh mương và quanh các chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm, không để nước đọng tạo môi trường cho muỗi sinh sản và đẻ trứng. Phun hóa chất trên diện rộng là biện pháp có hiệu quả cao.
• Ngủ trong màn, mặc áo và quần dài tay cho trẻ để tránh bị muỗi đốt.
• Xây dựng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cách xa khu vực sinh sống.


❌10/ Vaccine:

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vaccine viêm não Nhật Bản đang được sử dụng là:

1. JEVAX (vaccine bất hoạt), chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đến dưới 15 tuổi theo phác đồ:
• Mũi tiêm đầu tiên: Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
• Mũi tiêm thứ 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.
• Mũi tiêm 3: Sau mũi tiêm thứ 2: 1 năm. Sau đó, nhắc lại mỗi 3 năm / lần cho đến 15 tuổi.

2. IMOJEV (vaccine sống giảm độc lực, tái tổ hợp) – Vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản thế hệ mới cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi.
Lịch tiêm phòng Imojev:

a. 9 tháng – 18 tuổi: 2 liều 0.5ml tiêm dưới da cách nhau 12 – 24 tháng.
b. Trên 18 tuổi: Tiêm dưới da 1 liều 0.5 ml duy nhất.
c. Có thể sử dụng chủng ngừa nhắc lại 1 liều duy nhất cho TE trước đó đã tiêm vaccine Jevax bất hoạt đủ liệu trình cơ bản 3 mũi.
d. Không tiêm cho phụ nữ mang thai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image