Bác sĩ Thanh giải đáp thắc mắc của bệnh nhân

Ở phòng khám Bs thừơng hay gặp những câu hỏi lo lắng như sau:
Con tôi bi Hen Suyễn sao???
Liệu có điều trị được không?
Bao giờ con mới hết?….
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu và nếu có câu hỏi nào các bạn cứ việc cmt ở dưới nhé!
Bs sẽ trả lời chung cho mọi người xem.
❌❌❌Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Còn gọi là Suyễn nhũ nhi hay Hen nhũ nhi.
🌸🌸Vì vậy ba mẹ thấy bé hay bị khò khè,khó thở thì nên đi khám để bác sĩ nhi có thể chẩn đoán chính xác nhất.
Vậy sau đây cùng nghe bác Thanh giải đáp thắc mắc chung của các phụ huynh về suyễn và các bệnh về hô hấp nhé .😊😊😊
⁉️ Bạn đọc: Ngọc Huyền – TPHCM
Kính chào BS!
Em năm nay 32 tuổi, em mới sinh con trai đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ. Lúc nhỏ em có bị bệnh suyễn nhưng đến lúc có chu kỳ thì em hết suyễn. BS cho em hỏi vậy con em có bị suyễn hay không, em nghe nói là suyễn bị di truyền. Con em hôm nay là được 6 tuần nhưng cháu đã bị ho và khò khè rồi.
✅ BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh – Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 2
Chào Ngọc Huyền,
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính của phế quản có vai trò tham gia của các tế bào và thành phần tế bào, biểu hiện bằng ho khó thở do co thắt phế quản khi gặp phải 1 số tác nhân gây dị ứng, hay do vận động hoặc do cảm xúc,…
Suyễn có thể có yếu tố di truyền và có suyễn không do di truyền. Nếu ba và mẹ bị suyễn thì con chưa chắc đã bị suyễn, khả năng 50/50 và còn phụ thuộc nhiều yếu tố môi trường như thời tiết, nấm mốc, khói thuốc,…
Có những trẻ ba và mẹ đều không bị suyễn nhưng do tác động của những yếu tố môi trường, thức ăn, hóa chất, bệnh nền như trào ngược da dày thực quản,… trẻ cũng có thể bị hen suyễn.
Trẻ trai thì khả năng mắc bệnh suyễn nhiều hơn trẻ gái.
6 tuần tuổi bị khò khè và ho, bé nhà bạn cần phải loại trừ bị nghẹt mũi, khi đường thở bị bít tắc trẻ có thể khò khè, nên cần phải nhỏ mũi và làm thông thoáng. Ho là phản xạ của tre để tống đàm nhớt ra khỏi vùng hầu họng, là phạn xạ tốt để bảo vệ trẻ. Nên giữ ấm ngực cho trẻ và nhỏ mũi cho trẻ, nếu vẫn không hết thì phải đến BS để khám phổi và cần loại trừ hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.
⁉️ Bạn đọc: Be Bong – bongb…@gmail.com
Thưa BS Thanh,
Bé nhà cháu năm nay 6 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay bị mắc bệnh về đường hô hấp đặc biệt là ho kiểu dị ứng (hay ho về đêm) và mỗi lần ho là dẫn đến khò khè khó thở. Những lần như thế cháu đều cho đi khám BS có cho uống kèm kháng sinh, nhưng khoảng 1 năm nay cháu tự cho uống thuốc ở nhà.
Nếu ho khò khè khó thở thì cháu cho con uống thuốc giãn phế quản brycanyl hoặc nếu thấy ho kích ứng thì uống thuốc kháng viêm colergis và kèm thuốc ho từ thảo dược thôi ạ. Cháu cho uống thế liệu có ảnh hưởng gì không ạ? Mong BS tư vấn giúp, cháu cảm ơn nhiều ạ.
✅ BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh – Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 2
Xin chào bạn,
Theo như bạn mô tả có nhiều khả năng trẻ bị hen (hay suyễn). Đặc trưng của hen là có thể khởi phát đột ngột sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, trẻ có thể ho khò khè và nặng hơn là khó thở. Và khi được xông khí dung hay hít Salbutamol (ventoline) thì trẻ cảm giác dễ chịu nhờ tác dụng giãn phế quản của thuốc.
Điều trị hen suyễn không cần kháng sinh trừ khi trẻ bị bội nhiễm sốt cao, đàm xanh, v.v… Brycanyl là chất giãn phế quản nên khi uống vào sẽ thấy bớt ho do làm giảm co thắt. Tuy nhiên đó là thuốc, không nên tự ý dùng thường xuyên.
Hen suyễn điều trị chủ yếu là dự phòng, chỉ dùng khí dung dạng hít là có thể điều trị. Nặng hơn BS sẽ cho thuốc uống hay hít dự phòng (Corticosteroids hay Montelukast). Tùy từng bệnh nhân, BS sẽ có phác đồ điều trị. Bạn đừng nên tự điều trị vì hen có thể khởi phát đột ngột và nặng.
⁉️Bạn đọc Thạch Hoàng – hoangthach…@gmail.com
Chào BS,
Bé nhà em 2 tuổi, bé thường hay ho vào ban đêm. BS chuyên khoa hô hấp kết luận bé bị tăng phản ứng phế quản và có kê cho bé uống Singulair 4mg trước khi đi ngủ, và một loại thuốc có tên thành phần Mekocetin 0.5mg uống sau ăn sáng. Ngoài ra còn một lọ thuốc nữa mà em không nhớ tên nhưng có công dụng làm long đờm.
Qua mấy ngày uống thuốc em thấy bé đỡ ho hơn vào ban đêm nhưng chỉ được vài ngày bé lại ho. Nói thật với BS bé nhà em tháng nào cũng đi khám ít nhất là khoảng 2 lần nhưng tình trạng ho của bé không khỏi hẳn mà hay tái phát. Em không biết phải làm sao, mong BS tư vấn giúp em.
✅BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh – Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 2
Chào bạn Hoàng,
Mekocetin là thuốc kháng viêm betametrahon, Singulair là chất montelukast điều trị trong hen. Nếu sau khi dùng bé giảm thì nhiều khả năng là bé bị hen, nên điều trị dự phòng bằng khí dung hoặc buồng đệm. Bạn nên đến phòng khám suyễn của BV Nhi đồng để được tư vấn.
⁉️ Bạn đọc Lê Thu Huyền – lehuyen…@gmail.com
BS ơi cho em hỏi,
Con nhà em hơn 4 tuổi. Cháu sinh non nên ngay từ khi sinh cháu thường xuyên bị về đường hô hấp. Cụ thể là bị ho, sổ mũi, viêm phế quản tháng nào cũng phải dùng kháng sinh, đi khám BS nói bị viêm A. Thậm chí có tháng bị tái lại tới 2 lần. Nếu không dùng kháng sinh thì bệnh sẽ nặng lên.
Em rất lo lắng vì con em phải dùng kháng sinh quá nhiều mà không khỏi dứt điểm. Xin BS cho em lời khuyên, trường hợp của con em liệu có nên cắt hoặc nạo VA cho cháu không? Em xin cảm ơn.
✅ BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh – Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 2
Thu Huyền thân mến,
Nếu trẻ bị ho sổ mũi thường xuyên phải dùng kháng sinh mỗi tháng thì có thể do VA quá phát cần phải nạo. Bạn nên đến BS Tai mũi họng để được chỉ định. Có 1 cách rất hiệu quả đó là dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho cháu hằng ngày.
⁉️ Bạn đọc Nguyễn Xuân Dũng – Thái Bình
Chào BS,
Tôi muốn hỏi cho con trai tôi được 11 tháng tuổi, cháu bị viêm họng sau đó thành viêm phế quản. Tôi đưa cháu đi chữa 2 lần ở BS tư nhân. Kết quả 2 lần cháu đều khỏi viêm phế quản mà họng không khỏi.
Xin BS có thể giải thích cho vì dùng kháng sinh mà phế quản khỏi họng lại không là sao ạ?
✅BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh – Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 2
Chào bạn,
Viêm phế quản hay viêm họng có thể do siêu vi hoặc vi trùng. Kháng sinh chỉ có tác dụng khi nhiễm trùng. Nếu viêm phế quản đã được cải thiện mà họng vẫn còn viêm đỏ thì cần loại trừ trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, nên cho cháu ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nước nhiều và theo dõi nhiệt độ. Nếu không sốt, trẻ ăn uống bình thường thì không có gì lo lắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image