Để bé thông minh ngoài việc bổ sung cho bé các dưỡng chất như DHA, ARA, còn cần có phương pháp giáo dục, học tập thích hợp. Mẹ hãy cùng Phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui tìm hiểu những cách dạy bé yêu thông minh ngay từ bé, để có con trí tuệ vượt trội, mẹ nhé!
. Dạy con từ lúc sơ sinh
Ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời, mẹ đã có thể “bồi bổ” cho trí thông minh của bé bằng cách kích thích các giác quan và óc tò mò của bé. Mẹ có thể thực hiện việc này các trò chơi bằng hình ảnh, âm thanh, đồ chơi có khối và màu sắc sinh động. Một số “bài tập” cụ thể cho bé là: Thị giác: Dùng các hình ảnh sinh động để trẻ quan sát. Mẹ có thể dùng các tranh ảnh đẹp, thú nhồi bông, đồ treo nôi nhiều màu để thu hút sự chú ý của trẻ. Thính giác: Kể chuyện, mở nhạc hoặc hát ru bé ngủ. Xúc giác và khả năng vận động: cho bé tập nắm, cầm các vật vừa tầm tay.
. Dạy bé theo độ tuổi
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà mẹ nên tập trung phát triển các kỹ năng cho bé. Với các bé dưới 1 tuổi, mẹ nên chú trọng vào việc giúp con nhận biết màu sắc, gương mặt người thân quen cùng các kỹ năng cầm nắm, đứng, trườn, bò,… Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, bé trong độ tuổi này thường cảm nhận mọi thứ bằng cách cho vào miệng, do đó đồ vật xung quanh bé cần có kích thước phù hợp và được vệ sinh thường xuyên. Với các bé trong giai đoạn 1 đến 2 tuổi, đây là lúc bé bắt đầu học nói. Trung bình từ lúc được 18 tháng đến 2 tuổi bé sẽ nói được khoảng 50 đến 100 từ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ đọc cho bé nghe các câu chuyện và dạy bé các từ mới. Từ 2 đến 3 tuổi là tuổi khám phá, Bé bắt đầu đi xung quanh và hỏi “tại sao” về tất cả mọi việc. Do đó thời điểm này là hoàn hảo để mẹ dạy bé về thế giới bên ngoài, tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo cất giữ những vật nguy hiểm như dao, kéo, ổ điện,… một cách an toàn nhé. Ngoài ra, đây cũng là lúc bé phát triển khả năng ngôn ngữ nên mẹ cần nói chuyện với bé bằng các từ chuẩn, để tránh bé bị nói ngọng. Đồng thời tăng cường trò chuyện và lắng nghe bé để giúp tập khả năng diễn đạt. Một trò chơi nhỏ mà mẹ có thể dùng để giúp bé là “kể lại ngày hôm nay như thế nào” trước khi đi ngủ.
. Quan sát và điều chỉnh
Dạy con là một quá trình điều chỉnh mỗi ngày, vì mỗi bé có mức độ phát triển khác nhau tùy theo thể trạng vấn đề mà bé đang tiếp thu, học hỏi. Vì vậy, mẹ cần quan sát bé về các khả năng và mức độ tập trung, tiếp thu của bé, nếu bé không có tiến bộ thì thực hiện điều chỉnh ngay. Bên cạnh đó, nếu thấy bé có bất kỳ bất thường nào về tâm, sinh lý (ví dụ bé chỉ chơi một mình, không thích nói, có hành vi không phù hợp,…) thì cần đưa đến bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến lớn.
. Kiên nhẫn và chấp nhận
việc bé học chậm Đôi khi vì mong muốn bé phát triển một cách toàn diện ma mẹ “nhồi nhét” quá nhiều thứ cho bé học, từ các kỹ năng vận động đến các môn ngoại ngữ. Điều này vô tình sẽ làm cho bé mệt mỏi, không có hứng thú với những điều mới lạ, hoặc ngừng tiếp thu những gì đã học được. Chính vì vậy, để trẻ phát triển một cách thông minh và toàn diện, mẹ cần chú ý dạy bé một cách thật kiên nhẫn. Kể cả trong các trường hợp bé có vẻ chậm hơn bạn bè, mẹ cũng không nên nóng vội để tránh đặt thêm áp lực cho bé.
. Không đứng núi này trông núi nọ
Khi chăm sóc con, mẹ thường có xu hướng so sánh bé với những em bé cùng tuổi hoặc anh, em của bé. Một mặt, việc so sánh này giúp mẹ biết mức độ phát triển của bé, tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực. Bởi lẽ mỗi bé có khả năng khác nhau, sự so sánh của mẹ sẽ tạo ra tâm lý tự mãn (nếu bé tốt hơn) hoặc tự ti (khi bé bị chê). Lâu dần chúng sẽ ảnh hưởng đến tính cách, ứng xử và thái độ với cuộc sống của bé. Ngoài ra, nếu mẹ so sánh bé với anh hoặc em bé còn tạo ra áp lực, sự cạnh tranh và khiến 2 bé trở nên xa cách, thậm chí chán ghét nhau. Để bé thông minh là cả một quá trình dài thế nên mẹ nên kiên nhẫn và vận động cả nhà giúp đỡ để việc chăm bé không trở nên quá mệt mỏi. Song song với đó, mẹ cần giữ gìn sức khỏe của bé bằng các bữa ăn giàu dinh dưỡng và các giàu tính đề kháng. Bởi con chỉ có thể có tinh thần minh mẫn khi cơ thể thật sự khỏe mạnh.
Chúc bé khỏe, mẹ vui