CÁC GIAI ĐOẠN TẬP NÓI CỦA BÉ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có khả năng làm quen với ngôn ngữ; và ngay khi vừa sinh ra, con đã có thể nhận thức và bắt đầu việc tập nói. Bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn tập nói và rất cần sự hỗ trợ của các bố mẹ để có thể “học hỏi” một cách tốt nhất. Và bố mẹ cũng cần lưu ý nếu nhận thấy bé có dấu hiệu chậm nói để tìm nguyên nhân chính xác là do vấn đề tâm lý (bé ngại nói) hay do thể chất (tật về lưỡi) để có hướng hỗ trợ thích hợp và giúp bé tập nói kịp thời. Củng Phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui tìm hiểu các giai đoạn tập nói của bé qua bài viết sau nhé
✅Giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị (bé trước 18 tháng tuổi)
Khi vừa chào đời, bé có khả năng nhận biết giọng nói thân thuộc của mẹ và bắt đầu làm quen để tập nói những âm đầu tiên. Khi được 3-6 tháng tuổi, bé có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau như a,o…Lúc này, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện, hát ru …để làm tăng vốn từ vựng và giúp bé chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tập nói.👶🏻👶🏻👶🏻
Thông thường khi được 1 tuổi , bé đã có một ít vốn từ vựng và có thể hiểu những cuộc nói chuyện đơn giản; cũng như có phản ứng khi được gọi tên. Lúc này, bố mẹ nên cho bé nghe những âm thanh quen thuộc như vịt kêu, xe chạy, tiếng chuông sau đó giúp bé bắt chước lại các âm thanh đó. Khi con đã làm quen với âm thanh, bố mẹ có thể tập cho bé phát âm những từ đơn giản như “ ba”, “ bà”, “mẹ”… 🦋🦋🦋khi chơi đùa cùng con hoặc lúc bé đang đòi một món đồ gì đó để chỉ cho bé thêm các từ mới. Ở giai đoạn này, bố mẹ nhớ thường xuyên tạo nhiều tình huống, nhiều trò chơi để giúp kích thích và tạo hưng phấn cho bé rèn luyện khả năng nói nhé!
✅Giai đoạn 2: giai đoạn tập phát âm (bé từ 18 tháng đến 2 tuổi)
Sau khi tập cho bé nói một số từ đơn (khoảng 25 từ), bố mẹ có thể cho bé làm quen dần với các từ ghép đơn giản. Riêng đối với những bé chậm nói, bố mẹ nên kiên nhẫn và kéo dài quá trình tập nói từ đơn của con nhé!
Lúc này, bé cũng sẽ thường nói ngọng, nói đớt nên bố mẹ nhớ phát âm rõ ràng và giúp con nói lại các từ bị phát âm sai. Nếu phát hiện bé gặp khó khăn mà mãi không sửa được khi phát âm, bố mẹ nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác là do vấn đề tâm lý (bé ngại nói) hay do thể chất (tật về lưỡi) để có hướng hỗ trợ thích hợp và kịp thời. 👍👍👍
Để giúp bé tăng vốn từ vựng, bố mẹ hãy tận dụng các hoạt động hàng ngày với những mẫu câu ngắn như “Mẹ đi chợ”, “ Mẹ yêu con quá”, “Mẹ đang nấu ăn”…để giúp bé tiếp thu được nhiều từ mới một cách dễ dàng nhé!
✅Giai đoạn 3: giai đoạn bé hay hỏi tại sao? (bé từ 2 đến 2.5 tuổi)
Khi bé bắt đầu hỏi “Tại sao thế này? Tại sao thế kia?” nghĩa là bé đã chuyển từ giai đoạn bắt chước phát âm sang giai đoạn hiểu để nhớ. Lúc này bé có thể kết hợp 2-3 từ khi nói, phát âm rõ hơn, và bố mẹ có thể hiểu hoặc đoán được những gì bé muốn nói. 🥳🥳🥳
Cách tập nói tốt nhất cho bé lúc này là giải thích những câu hỏi của bé, sau đó cung cấp từ và giúp bé tập phát âm từ mới cho đúng.
✅Giai đoạn 4:  giai đoạn đột phá, gia tăng vốn từ (bé 3 tuổi)

Ở giai đoạn này, vốn từ của bé sẽ tăng đột biến lên đến khoảng 200 từ, nhờ việc học

được từ bố mẹ và lắng nghe các cuộc trò chuyên; bé có thể hát và diễn đạt một câu với 4-5 từ.
Lúc này, bố mẹ nhớ giúp bé rèn luyện kỹ năng diễn đạt qua việc đọc truyện (phù hợp độ tuổi) cho bé nghe và giúp bé kể lại câu truyện đó. Việc này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp (hỏi lại cho rõ), hiểu rõ ngôn từ và ngữ cảnh dùng từ…từ đó khả năng diễn đạt được nâng cao.💋💋💋
✅Giai đoạn 5: giai đoạn hoàn thiện khả năng nói (bé 4 tuổi)
Bé đã có khả năng nói một câu hoàn thiện và bố mẹ có thể hiểu hết những gì bé nói. Nếu bé vẫn chưa nói trôi chảy, thì bố mẹ nên dành thời gian cho bé rèn luyện khả năng ngôn ngữ bằng cách cho bé đọc truyện, xem các chương trình thiếu nhi, dẫn bé đến những khu vui chơi có nhiều bạn cùng lứa để làm quen và học hỏi thong qua cách giao tiếp với bạn bè.
📌📌📌Những dấu hiệu bé bị chậm nói:
Nếu bé có các dấu hiện của chậm nói như 12 tháng vẫn chưa bập bẹ được từ nào, 18 tháng vẫn chưa nói được từ đơn, 24 tháng không nói được từ đôi, hay ngôn ngữ của bé lúc 3 tuổi rất khó hiểu, thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và có cách giúp con tập nói tốt nhất nhé!
 🌻🌻🌻chúc bé khỏe, mẹ vui

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image