Thời gian gần đây theo thống kê khám bệnh tại phòng khám tay chân miệng lại tăng nhanh và lây lan khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui sẽ giúp hiểu tổng quát về bệnh tay chân miệng và hướng dẫn cách chăm sóc giúp trẻ mau hồi phục bệnh .
Tay chân miệng là bệnh vi trùng đường ruột gây ra ở người, do con coxsackievirus và Enterovirus 71 gây ra, là một bệnh lý nhiễm trùng virus rất phổ biến ở trẻ em, xảy ra quanh năm nhưng tăng cao vào những mùa nắng nóng.
1.Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng
- Đầu tiên trẻ sốt 1,2 ngày, sốt nhẹ hoặc cao, kèm theo đau họng, mệt mỏi, biếng ăn có thể kèm tiêu lỏng.
- Những ngày kế tiếp có những vết loét ở miệng, nướu hoặc 2 bên niêm mạc má làm trẻ đau và chảy nước miếng nhiều hơn
- Xuất hiện những hồng ban trên 2 lòng bàn tay, bàn chân, cũng có nhiều trường hợp ở mông, đầu gối chân hình thành những gờ đỏ và có bóng nước ở trung tâm
Trẻ bị tay chân miệng nổi các hồng ban
- Chăm sóc trẻ tay chân miệng
- Khi ba mẹ thấy con có dấu hiệu nghi ngờ thì nên cách ly với các trẻ khác tránh lây lan.
- Khi bắt đầu có những hồng ban và lở loét ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để xem có kèm các bệnh cấp tính khác không, có cần uống kháng sinh không, theo chỉ định và hướng dẫn cần thiết của bác sĩ
- Chăm sóc tốt trẻ ở nhà bằng cách nấu cho trẻ ăn đồ lỏng cháo, súp đầy đủ chất dinh dưỡng, cho bé ăn từng ít một theo nhu cầu, ba mẹ cũng không nên ép trẻ ăn trong thời gian này, nếu trẻ không ăn được do đau miệng có thể cho bé uống thuốc tráng niêm mạc phosphalugel hoặc varogel ngậm nuốt ngày 2 lần theo độ tuổi rồi cho bé ăn.
- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ bằng hapacol hoặc ibuprofen khi trẻ trên 38 độ C từ 4-6 tiếng/lần , nếu sau khi uống hạ sốt còn ấm người có thể lau mát bằng nước ấm hoặc đặt khăn nước ấm vào 2 nách, 2 bẹn.
Trẻ uống thuốc hạ sốt khi trên 38 độ
- Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
- Vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối và nghỉ ngơi hợp lý hỗ trợ giúp trẻ hồi phục bệnh nhanh hơn
- Tắm rửa nhẹ nhàng bằng xà bông dịu nhẹ cho bé, mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi
- Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ vì tay chân miệng là bệnh cấp tính biến chuyển nhanh nên ba mẹ cần theo dõi sát, đưa trẻ nhập viện liền khi trẻ :
– Sốt cao bất thường không hạ
– Giật mình, chới với
– Nôn ói nhiều
– Quấy khóc, li bì
– Tay chân run, đi đứng không vững
– Co giật, hôn mê
- Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ
- Đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên sau mỗi lần chăm sóc, vệ sinh cho trẻ
- Vệ sinh đồ chơi, các vật dụng như quần áo, chăn ga, môi trường xung quanh như sàn nhà, tay nắm cửa bằng nước khử khuẩn
- Các đồ cá nhân của bé như chén, đũa, ly, thìa, bình sữa cần được sử dụng riêng và rửa, ngâm nước sôi
- Thực hiện cách ly tốt khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, trẻ cần ở nhà và có thể đến trường lại sau ít nhất 7 ngày.
Những thông tin trên của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui mong rằng sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng và quan trọng là biết cách chăm sóc và cách ly tốt cho con khi con mắc bệnh, khi bé có những dấu hiệu nghi ngờ ba mẹ cần cho con đến cơ sở y tế uy tín để chuẩn đoán sớm, tránh lây lan cho anh chị em và các bạn của bé nhé