Hẹp da quy đầu trẻ em, những điều cần biết
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu, không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu (bao quy đầu phủ và dính chặt vào quy đầu). Bao quy đầu là vùng da lỏng lẻo bao phủ và bảo vệ đầu của dương vật.Cùng bác sĩ Nguyễn Dy Lưu của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhé
Nguyên nhân:
Hẹp da quy đầu sinh lý: da quy đầu không tuột được hoàn toàn xuống khỏi khấc quy đầu ở trẻ dưới 3 tuổi, không kèm tiểu khó. Lúc mới sinh hẹp da quy đầu ở trẻ là sinh lý, từ 3-4 tuổi lớp mô thượng bì bị đào thải dần tích tụ dưới lớp da quy đầu và tách dần bao quy đầu ra khỏi quy đầu, kèm theo sự cương dương vật từng lúc làm da quy đầu dần tuột xuống khỏi khấc quy đầu
Bệnh lý( ít gặp hơn): là tình trạng hẹp thực sự do sẹo xơ gây dính bao quy đầu. Tình trạng sẹo xơ có thể là do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. (Trong lớp dịch ẩm giữa bao quy đầu và quy đầu có các tế bào biểu mô của bao quy đầu tróc ra và tích tụ hình thành những mảng trắng gọi là chất bã quy đầu.
Chỉ định điều trị của hẹp da quy đầu:
Viêm hẹp da quy đầu xơ chai (BXO )
Hẹp da quy đầu nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao: kèm bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản, thận ứ nước, bàng quang thần kinh
Lý do tôn giáo
Điều trị:
Nong da quy đầu và Điều trị nội khoa với corticoid bôi tại chỗ là lựa chọn đầu tiên : triamcinolone 0,1% và betamethasone 0,05% bôi da quy đầu 2-3 lần/ ngày trong 6 tuần kết hợp tuột da quy đầu mỗi 2 lần/ ngày cho trẻ dưới 8 tuổi có hiệu quả đến 80%
Điều trị phẫu thuật cắt da quy đầu khi điều trị nội khoa thất bại
Ba mẹ nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường phần dưới như : đau, sưng, tiểu rát, buốt ,ngứa thì nên đưa trẻ đến khám sớm ,tránh để lâu sẽ khó điều trị hoặc sẽ làm trẻ đau nhiều khi can thiệp.