🌸 Ho là một triệu chứng điển hình và dễ gặp nhất trong điều kiện môi trường sống ô nhiễm , ẩm ướt hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Nhưng đây là một phản xạ tốt của cơ thể để bảo vệ đường thở , giúp trẻ hít thở 1 cách dễ dàng. Vậy nên phụ huynh không nên quá lo lắng và tìm cách kìm hãm cơn ho nếu trẻ thỉnh thoảng có những cơn ho nhẹ. Phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui sẽ chia sẻ một số điều xoay quanh cơn ho của trẻ mà ba mẹ cần biết.
Có nhiều cách để làm giảm cơn ho của trẻ mà không cần dùng đến thuốc như :
– Hạn chế ăn uống đồ quá nóng gây kích ứng cổ họng trẻ
– Giữ ấm cổ họng
– Sử dụng chanh và mật ong pha cùng nước ấm để giúp trị ho và viêm họng
– Cho trẻ sử dụng một số thảo dược ( cao lá thường xuân ,…)
☘️ Nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ chủ quan với các cơn ho của trẻ vì ngoài những nguyên nhân khách quan bên ngoài còn tồn tại những nguyên nhân gây nên tình trạng ho
ho kéo dài : viêm phế quản , viêm đường hô hấp , trào ngược dạ dày – thực quản , do tâm lý ,… Và nếu tình trạng ho làm ảnh hưởng đến chất lượng sống thì việc điều trị và sử dụng thuốc là điều cần thiết
✔️ Thuốc ho thường sử dụng cho ho khan là Dextromethorphan nhưng đây là thuốc điều trị ho bằng cách ức chế lên thần kinh trung ương làm cắt cơn ho . Đặc biệt lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ ho có đàm.
✔️ Đối với ho đàm , thuốc thường sử dụng ở trẻ là ambroxol, bromhexin , acetylcistein dùng làm loãng đàm và làm loãng các chất tiết giúp bé tống đàm ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi cho trẻ sử dụng thuốc ho loãng đàm , phụ huynh cần lưu ý những đặc điểm sau :
– Không dùng ở trẻ bị hen vì thuốc loãng đàm có khả năng làm co thắt phế quản ở những bé có cơ địa mẫn cảm
– Chỉ dùng thuốc ho loãng đàm ở trẻ có khả năng ho , đẩy đàm ra ngoài tốt
– Không dùng cho trẻ đang bị suy nhược, hoặc không biết khạc đàm ra ngoài vì sẽ tăng ứ đọng đàm nhớt khiến bệnh trở nên nặng hơn
– Không dùng thuốc đồng thời với các thuốc làm chống ho
✔️ Ở trẻ em ho do viêm phế quản , nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính thì thuốc ho phối hợp giữa Terputaline và Guaifenesin sẽ được các bác sĩ chỉ định. Terputaline có tác dụng giảm co thắt trong hen phế quản, làm giãn phế quản , vận chuyển các chất tiết nhầy dễ dàng hơn. Guaifenesin có tác dụng long đàm, kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp. Thuốc làm tăng hiệu quả phản xạ ho và dễ tống đàm ra ngoài hơn. Cơ chế này khác với các cơ chế làm chống ho, nó không làm mất ho.
🌈 Cha mẹ hãy đưa đi bé đi khám sớm nhất nếu tình trạng ho của bé kéo dài và có thêm những triệu chứng sau :
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi ho nhiều
– Trẻ ho, thở khò khè
– Cơn ho của trẻ xuất hiện 10-14 ngày
– Ho kéo dài kèm sốt cao
– Ho khạc ra đàm có màu ( xanh , vàng ) hoặc đàm đặc, có mùi hôi khó chịu
– Cơn ho xuất hiện đột ngột (hốc dị vật)
👩🏻⚕️👩🏻⚕️👩🏻⚕️Khi tình trạng ho của bé kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ở các phòng khám uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán sớm và chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bé nhé!