Một bài viết hữu ích dành cho các mẹ đang mang thai mà phòng khám sưu tầm được. Vì một thai kì khỏe mạnh các mẹ tham khảo nhé
Các mẹ đang mai thai nhớ nhé :
Khi chính thức biết mình mang thai rồi nhớ đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Tránh đi xa, tránh đi đường dằn xốc. Tránh leo cầu thang, với cao, kiễng chân, mang vác nặng.
-Giảm áp lực tinh thần khi mang thai. Tránh nóng giận, bực mình, nên luôn tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho con. Tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé
Về vấn đề Thực Phẩm:
-Kiêng đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, nước dừa( 3 tháng đầu), cam thảo và các loại nước mát. Kiêng ăn trái Sơn Trà, vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non. Không ăn trái đào và long nhãn vì dễ gây xuất huyết trong thai kì.
– Không ăn mực, cua trong 3 tháng đầu của thai kì. Không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thức hiện phương châm, ăn chín, uống sôi để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.
– Không ăn các thức ăn có sử dụng phèn chua như Quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
-Tránh các món ăn gây nặng bụng, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, không ăn các món ăn quá béo. Tránh các món nướng, xông khói, các món ăn có quá nhiều các loại gia vị.
-Tránh ăn ngải cứu nhất là khi đang động thai. Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức.
-Kiêng ăn mặn để tránh phù thủng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.
-Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn 1 tí, tuy nhiên với liều lượng vừa phải. Tránh ăn gan động vật quá nhiều vì trong gan có nhiều Vitamin A, quá liều có thể gây dị dạng thai nhi. Vitamin A trong thai kỳ không cần bổ sung nhiều ( 3 tháng đầu càng nên hạn chế, mắt thai nhi chỉ thực sự mở từ tuần 28 trở đi và sau khi ra đời mới bắt đầu phát triển tiếp tục ). Tránh ăn đồ hộp chưa qua hâm nóng lại.
-Tránh ăn quá ngọt để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi. – Trong 3 tháng đầu tránh không ăn đồ quá bổ như yến sào, gà tần (gà tiềm),…
Về Thức uống:
-Tránh các thứ kích thích, tránh bia rượu, thuốc lá.. Chất cồn trong rượu khi đưa vào máu có thể gây ngộ độc rượu, gây dị tật cho thai nhi, làm tăng tỉ lệ sinh non và thai chết lưu trong bụng mẹ. Thuốc lá có thể gây dị dạng thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mẹ hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị dạng hoặc sẩy sớm.
-Riêng trà, cà phê, coca, socola… thì chỉ uống khi cần thiết. Tuy nhiên với liều lượng vừa phải. Uống nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng nhịp tim, tăng áp lực máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sẩy thai và sinh non. Về Kiêng Cữ: -Tránh xa các thú nuôi trong nhà, như mèo, chó…Lông chó, mèo có thể gây dị ứng trong quá trình mang thai. Phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis vô cùng nguy hại đối với thai nhi.
-Tránh thức khuya. Ngủ phải mắc màn, tránh bị sốt
-Tránh để táo bón. Có thể uống 1 lít nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng để ngừa táo bón. Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch.
– Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.
-Tránh uống thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kì. Vì thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết AĐ và sẩy sớm.
– Tránh sử dụng hoặc đứng gần lò vi sóng, bếp từ – Hai vc nên tuyệt đối kiêng quan hệ trong thời gian đầu, ít nhất trong 1 tháng đầu sau khi biết tin có thai (cái này rất nguy hiểm, 6/10 tin động thai của các em gái đều từ lý do gặp chồng đêm trước. Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn xưa
– Không có khái niệm máu báo khi mới cấn thai! Ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy sớm. Dấu hiệu động thai thường chỉ là một hoặc vài giọt máu tươi. Vì thế các em cần cố gắng mặc quần lót màu sáng, luôn chú ý dịch AĐ, nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu thì cần đi bs gấp. Đừng nghĩ rằng đó là máu báo và mọi việc sẽ ko sao. Thật sự ra máu trong giai đoạn đầu thai kì rất nguy hiểm. Nếu không chú ý có thể dẫn tới sẩy thai cực nhanh.
-Nếu chẳng may ra dịch nâu đỏ hay hồng nhạt, tuyệt đối tránh đi lại, cần khám bs để được hỗ trợ thai kì, sau đó cố gắng nghỉ ngơi tối đa. Nằm nghỉ trên giường, chân gác lên gối. Ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để giúp an thai. (Lưu ý là sữa đậu nành chỉ nên uống trong 3 tháng đầu của thai kì, sau đó ko nên uống quá nhiều)
-Thông thường, nếu chẳng may bị động thai và khéo giữ gìn thì mẹ và thai nhi sẽ phục hồi trong 3-5 tuần. Vì thế điều cần thiết ở đây là sự kiên nhẫn. -Có thai đã khó, giữ thai cũng rất khó. Nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, tỉ lệ sẩy tự nhiên cực kì cao. Vì thế các bà mẹ tương lai lưu ý.
6 ghi nhớ trong thai kỳ
Những lời khuyên không bao giờ thừa.
Uống nước Suốt thời kỳ mang thai, người mẹ phải luôn nhớ uống đủ 2l nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho cơ thể người mẹ tránh tình trạng táo bón (thường xuất hiện khi mang thai) và tăng cường các chức năng của thận.
Tránh vận động quá sức cơ bắp Đừng tự làm kiệt sức vì các bài tập thể dục, thể thao nhưng nên duy trì hoạt động này ở mức độ phù hợp. Đi bộ và bơi là những phương pháp đáng khích lệ nhất cho luyện tập cơ thể của người mẹ mang thai.
Ngủ nhiều Cơ thể người phụ nữ mang thai trải qua những biến đổi sâu sắc. Điều này giải thích nguyên nhân dễ cảm thấy mệt mỏi. Ngủ nhiều, kể cả ban ngày, sẽ giúp cho người mẹ mang thai nạp được thêm năng lượng. Không ăn kiêng Cần nhớ rằng lúc này người mẹ ăn không chỉ để nuôi cơ thể mình mà còn nuôi thai nhi trong bụng. Ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ mang thai có nhiều chất dinh dưỡng hơn là cứ giữ nếp ăn đúng ba bữa/ngày.
Nghỉ ngơi Hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và cho thai nhi. Đây là giai đoạn người mẹ cần tích luỹ cho cả quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Tăng cường axit folic Người mẹ mang thai cần rất nhiều axit folic.