Viêm não nhật bản là bệnh do virus gây ra, được phát hiện đầu tiên vào năm 1935 tại Nhật Bản nên có tên là viêm não Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh cao là trẻ từ 5-9 tuổi vì vậy ba mẹ nhớ chích ngừa cho con đầy đủ nhé. Dưới đây là bài viết của phòng khám nhi Bé Khỏe Mẹ Vui, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bệnh này nhé
1/ Định nghĩa:
• Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
• Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não và tàn tật thần kinh do virus ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
2/ Dịch tễ:
• Hàng năm trên thế giới có khoảng 67.000 ca mắc bệnh mới, với tỉ lệ tử vong cao khoảng 25-30% và gây di chứng nặng nề trên 50% ở nhóm bệnh sống sót.
• Ở nước ta, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận ở hầu hết tất cả các tỉnh thành rải rác vào nhiều thời điểm suốt năm, dễ phát triển thành các đợt bệnh vào những tháng hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 7. Trẻ em từ 2 đến 8 tuổi là nhóm đối tượng chính của bệnh viêm não Nhật Bản
• Nhờ việc nỗ lực đưa vaccine VNNB vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nước ta đã cải thiện đáng kể số lượng ca mắc bệnh mới, giảm từ 2000-3000 ca/năm (1990) xuống 200-300 ca/ năm (hiện tại)
3/ Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nguồn bệnh có thể do:
• Trong nông nghiệp , người ta đã sử dụng nhiều thuốc diệt sâu , chuột và phát triển các trại chăn nuôi heo
• Khí hậu , tác dụng của nhiệt độ và lượng mưa
• Vùng Đông Nam châu Á hiện diện nhiều loại muỗi
• Ở các nước nhiệt đới bệnh xuất hiện rải rác quanh năm
4/ Nguyên nhân gây bệnh:
• Bệnh viêm não Nhật Bản gây ra bởi virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B, họ Togaviridae, chủng Flavivirus gây ra.
• Các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, ngựa
• Đường lây: từ nguồn lây bệnh sang người qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus (sinh sản mạnh vào mùa hè)
⇨ bệnh VNNB thường bùng phát vào mùa hè, nhất là từ tháng 5-7
• Virus VNNB chủ yếu gây bệnh cho súc vật , người chỉ bị lây nhiễm tình cờ chứ không phải là vật chủ quan trọng
• Hầu hết các trường hợp lây truyền bệnh là do muỗi hoặc côn trùng đốt các loài chim. chim là ký chủ mang mầm bệnh , nhưng bản thân chim thường không biểu hiện bệnh
• Ngoài ra còn có các vật chủ khác mang mầm bệnh như loài động vật có vú , nhất là heo
5/ Sinh bệnh học:
• Virus sau khi vào cơ thể trẻ em theo đường máu sẽ sinh sôi và được đưa đi khắp cơ thể, tập trung nhiều với mật độ cao nhất ở các tế bào thần kinh trung ương.
• Màng não và nhu mô não phản ứng lại với sự hiện diện của virus bằng các phản ứng viêm, gây ra các thương tổn dạng phù nề và xuất huyết.
• Các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi cũng xuất hiện các ổ viêm nhiễm, xung huyết và chảy máu ở niêm mạc và nhu mô.
Đã kết thúc phần 1 của bệnh rồi, ba mẹ nhớ đón xem phần 2 quan trọng hơn là triệu chứng và cách phòng ngừa vào lần tiếp nhé.
Chúc bé khỏe, mẹ vui .